Tác dụng của cây chùm ngây – thảo dược quý mà không hiếm

Nguyễn Hiếu
27, April, 2017

Cây có tên khoa học là Moringa, vùng xuất xứ là Nam Á, mọc nhiều ở Ý, Ấn Độ, Hy Lạp…  Đây là một trong những loài cây hữu ích nhất thế giới, vừa cung cấp chất dinh dưỡng,tác dụng của cây chùm ngây vừa dùng làm nguyên liệu cho ngành mỹ phẩm, vừa dùng làm thuốc.

Cây rất dễ trồng, bằng cách gieo hạt chùm ngây, hom củ, hom cành và trồng được cả bốn mùa. Cây chuộng đất khô nước, nhiều cát, dù là khí hậu khắc nghiệt vẫn dễ mọc, chịu được hạn và ưa trời nắng. Cây hầu như không có sâu bệnh nên không cần tới phân bón hoặc thuốc trừ sâu. Tuy nhiên chùm ngây không chịu được úng nước, nếu lá cây xuất hiện đốm trắng đó là lúc cần thoát nước cho cây.

Gỗ chùm ngây mềm giòn nên dễ bị gãy trong mưa bão. Nếu trồng cây để dùng nên cắt ngọn cây để chùm ngây nẩy cành như tán dù, dễ đâm tược ra nhiều lá.

Tác dụng của cây chùm ngây qua các bộ phận:

Lá chùm ngây đều có nhiều tác dụng: lá chùm ngây dùng nấu như rau ngót, làm nộm ăn sống như rau sống. Xay lá ra uống tương tự như sinh tố giải khát, mùi vị thơm ngon và ngọt. Người mới ốm dậy, thể trạng yếu ăn chùm ngây rất nhanh hồi phục và tốt cho sức khỏe, sức đề kháng.

Dùng lá tươi nấu ăn hàng ngày cho mẹ sau sinh, giúp tăng lượng sữa tiết ra và tốt cho trẻ suy dinh dưỡng.

Nếu bạn khó kiếm lá tươi ở chợ hoặc siêu thị, có thể dùng bột chùm ngây nguyên chất 100%, được sấy lạnh và nghiền bột.

Quả và hạt cây đều ăn được, hạt cây có mùi măng tây, sử dụng ép lấy tinh dầu chùm ngây thay thế cho dầu ăn, hoặc sử dụng như một loại tinh dầu matxa làm đẹp da và làm khỏe tóc. Ngoài ra hạt cây cũng dùng để trồng trực tiếp.

Tinh dầu chùm ngây cũng được sử dụng để làm xà phòng chùm ngây bởi chúng có tính sát khuẩn, giảm nhiễm trùng.

Trong hoa và rễ cây chùm ngây có hoạt chất pterygospermin là một trụ sinh (antibiotic) mạnh, khi ăn thường xuyên cơ thể sẽ giảm nhiễm trùng trong cơ thể, tránh cảm cúm và các bệnh do nhiễm bẩn từ tạp chất trong môi trường. Những hợp chất quý khác như quercetin, alpha-sitosterol, zeatin, kaempferol chống ung thư vú và oxi hóa, caffeoylquinic acid chống đột biến, điều chỉnh lượng đường trong máu cũng được tìm thấy,

Rễ: dùng 30gr rễ khô sắc với 200ml nước, đun sôi khoảng 30 phút, chắt lấy nước uống hàng ngày (tránh uống buổi tối) với bệnh nhân đang trong giai đoạn hỗ trợ điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, hạ đường huyết.

Có thể sử dụng trà chùm ngây, thành phần chùm ngây phơi khô, an xoa và cỏ ngọt để tiện lợi hơn trong sử dụng.

Thân cây chùm ngây: Dùng 50gr thân rửa sạch, thêm 150ml nước đun sôi khoảng nửa tiếng, sau đó để nguội uống trong ngày, dùng tốt cho người bệnh tim mạch,sưng viêm, kinh phong, nhanh liền vết ung loét sau khi mổ.

***

Tác dụng của cây chùm ngây mang lại lợi ích sức khỏe cho hầu hết mọi lứa tuổi, tuy nhiên bởi chính giá trị dinh dưỡng khá cao như vậy, chùm ngây được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và người bị suy thận. Hy vọng bài viết trên mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc của Chùm Ngây Việt.

Tin tức liên quan

Chùm ngây: Siêu thực phẩm
Chùm ngây: Siêu thực phẩm "thần dược" cho mùa dịch
Cây chùm ngây có tác dụng gì? Công dụng của cây chùm ngây
Cây chùm ngây có tác dụng gì? Công dụng của cây chùm ngây
12 lợi ích sức khỏe và làm đẹp hàng đầu của hạt chùm ngây
12 lợi ích sức khỏe và làm đẹp hàng đầu của hạt chùm ngây
Chùm ngây hỗ trợ trị viêm loét dạ dày có hiệu quả?
Chùm ngây hỗ trợ trị viêm loét dạ dày có hiệu quả?
CHÙM NGÂY PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU PHẪU THUẬT
CHÙM NGÂY PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU PHẪU THUẬT
Chùm ngây giúp bảo vệ gan khỏi tác động của thuốc Tây
Chùm ngây giúp bảo vệ gan khỏi tác động của thuốc Tây