Tác động của chùm ngây tới quá trình hấp thu chất béo, tim mạch và huyết áp

Chùm Ngây Việt MoriS
18, July, 2017

1. Tác động đối với việc hấp thu chất béo

Lipase là enzym thiết yếu cho quá trình tiêu hóa cholesterol trong cơ thể. Enzym lipase được sản sinh chủ yếu ở tuyến tụy, giúp phân giải cholesterol thành các thành phần nhỏ hơn khi đó cơ thể có thể chuyển hóa dễ dàng thông qua đường ruột. Bột lá chùm ngây đã được nghiên cứu cho thấy kết quả không gây ức chế hoạt động của enzyme lipase, có nghĩa là không ảnh hưởng đến việc xử lý chất béo của cơ thể.

Ngoài ra, trong quá trình hấp thụ từ máu vào ruột non, cholesterol buộc phải kết hợp thành một dạng thức gọi là micelle. Nếu lượng cholesterol được ăn vào cơ thể không hợp thành các micelle, chúng không thể được hấp thụ qua ruột non vào máu và sẽ bị thải ra theo đường phân. Lá chùm ngây cho thấy tác dụng ức chế sự hình thành nên micelle, ngăn cản sự hấp thụ chất béo. Nhờ thế nếu điều chỉnh liều lượng sử dụng một cách phù hợp, sử dụng bột lá chùm ngây có thể giúp bạn giảm cân.

Trong tự nhiên, hai chất stanol và sterol, có trong rau cải, đậu, ngô... cũng có tác dụng ức chế sự hình thành của hợp chất micelle. Tuy nhiên, để có thể tạo ra ảnh hưởng đủ để làm giảm mức cholesterol, chúng phải được tiêu thụ ở một lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với mức con người thường ăn. Với bột lá chùm ngây, chỉ với hàm lượng 100mg có thể đem lại hiệu quả ức chế đến 40% lượng chất béo tiêu thụ trong cơ thể.

2. Vấn đề về tim mạch

Nghiên cứu đã cho thấy thành phần trong lá chùm ngây có chứa chất isoproterenol. Isoproterenol là một chất giao cảm, có tác dụng làm giãn mạch máu, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn. Một thử nghiệm trên chuột đã cho kết quả các phép đo: Nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm từ 52% xuống còn 20% khi sử dụng bột chùm ngây trong vòng 7 ngày ở liều lượng 40mg/kg (liều lượng được cho đem lại hiệu quả cao nhất)

3. Huyết áp

Chùm ngây giúp giảm mức huyết áp.

Các thử nghiệm trên chuột về hai chất Isothiocyanates và thiocarbamates có trong chùm ngây cho thấy, các phân tử nhóm xianua và lưu huỳnh (RBITC, Niaziminins AB) có khả năng làm giảm huyết áp từ 35%-40% khi sử dụng ở liều lượng 3mg/kg.

Trong một nghiên cứu khác ở những con chuột bị tăng áp động mạch phổi bởi chất monocrotaline, sử dụng chiết xuất lá chùm ngây ở liều lượng 4,5mg/kg có tác dụng điều chỉnh huyết áp về mức ổn định, làm giãn mạch và tăng khả năng chống oxy hoá.

Vì vậy chùm ngây rất phù hợp với những người bị mắc chứng huyết áp cao, hoặc huyết áp thường xuyên không ổn định. Chùm Ngây có thể hạ mức huyết áp vì thế không nên sử dụng bột chùm ngây hay viên nang chùm ngây vào những lúc đói. 

Nguồn: https://examine.com/supplements/moringa-oleifera/

Tin tức liên quan

Chùm ngây: Siêu thực phẩm
Chùm ngây: Siêu thực phẩm "thần dược" cho mùa dịch
Cây chùm ngây có tác dụng gì? Công dụng của cây chùm ngây
Cây chùm ngây có tác dụng gì? Công dụng của cây chùm ngây
12 lợi ích sức khỏe và làm đẹp hàng đầu của hạt chùm ngây
12 lợi ích sức khỏe và làm đẹp hàng đầu của hạt chùm ngây
Chùm ngây hỗ trợ trị viêm loét dạ dày có hiệu quả?
Chùm ngây hỗ trợ trị viêm loét dạ dày có hiệu quả?
CHÙM NGÂY PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU PHẪU THUẬT
CHÙM NGÂY PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU PHẪU THUẬT
Chùm ngây giúp bảo vệ gan khỏi tác động của thuốc Tây
Chùm ngây giúp bảo vệ gan khỏi tác động của thuốc Tây