Phân tích khoa học về khả năng ngăn ngừa ung thư của Chùm ngây

Chùm Ngây Việt MoriS
26, July, 2017

Chúng ta đã nghe rất nhiều về việc chùm ngây là một trong những loài rau chống ung thư hiệu quả. Tuy nhiên cũng như nhiều công dụng khác của loài rau này, vẫn chưa có một nghiên cứu lâm sàng nào trên cơ thể người để có thể chứng minh điều đó.

Chùm Ngây là một loài nằm trong nhóm Mù tạt (Mustard Family). Điểm chung của nhóm này là chúng đều có chứa dầu mù tạt (mustard oils) hoặc glucosinolates. Đây là hợp chất thực vật sản sinh để bảo vệ bản thân khỏi các loại động vật và côn trùng muốn ăn chúng.

Các cây này lưu trữ glucosinolates trong một vài tế bào, đồng thời cũng lưu trữ enzym myrosinase trong một vài tế bào khác. Khi côn trùng hay các loại động vật ăn cỏ nhai chúng, glucosinolates và myrosinase trộn vào nhau sẽ tạo thành một hợp chất có vị cay nồng, khó chịu (gọi là isothiocyanate).


Picture

Quá trình tạo thành isothiocyanates

Có thể bạn đã nghe tới isothiocyanates trong một số bài viết trước đây mà chúng tôi đã dịch. Isothiocyanates là yếu tố gây ra mùi vị khó chịu và cay nồng của các cây họ Mù tạt. Isothiocyanates cũng liên quan trực tiếp tới công dụng ngăn ngừa ung thư.

Jed Fahey đã nghiên cứu tác động của isothiocyanates đối với bệnh ung thư trong hơn 20 năm. Thực hiện thí nghiệm trên những tế bào gan cấy ghép của chuột, hợp chất isothiocyanates có tên gọi sulforaphane được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư (nghiên cứu của Talalay et al. 1995, Fahey and Talalay 1999, Shapiro et al. 1998, Fahey et al. 2002, Cornblatt et al. 2007).

Điều trị ung thư là một việc rất khó khăn. Bởi những tế bào ung thư gây nên khối u là những tế bào đột biến rất khỏe mạnh, chỉ cần một vài tế bào tồn tại cũng đủ để ung thư phát triển và gây hại tới cơ thể. Chính vì vậy y học tập trung nghiên cứu vào việc ngăn ngừa ung thư cũng nhiều như việc điều trị ung thư vậy.

Một trong những phương thức đơn giản nhưng hiệu quả chính là bổ sung các thực phẩm/chế độ ăn uống lành mạnh giúp cơ thể phòng chống ung thư. Bạn thể tìm kiếm nguồn cung cấp sulforaphane thông qua các thực phẩm như bông cải xanh. Trên thế giới thậm chí còn có các công ty chuyên cung cấp bông cải xanh đảm bảo đặt một liều lượng sulforaphane nhất định.

Chùm ngây đã được sử dụng để điều trị các khối u trong y học Ấn Độ từ hàng ngàn năm trước (Hartwell 1967-1971). Trong nghiên cứu của Murakami (1998), ông cho 2 nhóm chuột sử dụng chất gây ung thư. Trong đó, một nhóm được cho ăn thêm lá chùm ngây. Kết quả là cả 2 nhóm chuột đều xuất hiện các khối u, tuy nhiên nhóm không được ăn lá chùm ngây có tỉ lệ cao hơn rất nhiều. Tương tự với một thí nghiệm của Bharali (2003), ông đưa ra kết luận chùm ngây giúp làm giảm nguy cơ ung thư da.

Không chỉ có sulforaphane mà các nhà khoa học còn cho rằng trong chùm ngây còn có nhiều hợp chất khác cũng có công dụng như sulforaphane.

 

Ngoài ngăn ngừa, liệu chùm ngây có khả năng điều trị ung thư? Khi sử dụng chùm ngây trong quá trình điều trị, các enzyme Phase 2 có tác động và ngăn ngừa sự phát triển thêm của các khối u. Đồng thời việc ăn rau xanh thì luôn hữu ích cho các trường hợp này. Tuy nhiên nói một cách chính xác thì tác động cụ thể tới các khối u vẫn chưa thể đo lường và chắc chắn được.

Tổ chức Bảo tồn Mầm & Giống Chùm ngây Quốc tế đang tiến hành đẩy mạnh các nghiên cứu về công dụng này. Chúng ta hy vọng rằng sẽ sớm có những công bố khoa học để cung cấp các thông tin xác thực hơn về khả năng chữa bệnh ung thư của chùm ngây. Khi đó loại rau này sẽ trở thành một trong những giải pháp kinh tế và an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

Nguồn: http://moringaceae.org/imgc-moringa-blog/-moringa-and-cancer

Tin tức liên quan

Nguyên tắc vàng chặn đứng sự hình thành khối u trong cơ thể mỗi người.
Nguyên tắc vàng chặn đứng sự hình thành khối u trong cơ thể mỗi người.
Tác dụng của chùm ngây đối với người bị ung thư
Tác dụng của chùm ngây đối với người bị ung thư
TIỀM NĂNG CHỐNG UNG THƯ CỦA MORINGA ( CHÙM NGÂY)
TIỀM NĂNG CHỐNG UNG THƯ CỦA MORINGA ( CHÙM NGÂY)